Anthony Tan and Tan Hooi Ling nảy ra ý tưởng xây dựng app gọi xe khi đang học MBA tại Harvard Business School. Grab ra đời từ một dự án tại trường đại học và nhận được giải thưởng 25.000 USD trong cuộc thi pitching tại trường.
Đến từ Malaysia, bộ đôi này nhận thức được bối cảnh hỗn loạn và thiếu tổ chức mà ngành giao thông vận tải của các nước Đông Nam Á phải đối mặt.
Hơn nữa, việc triển khai dịch vụ gọi xe trong khu vực sẽ mang lại cho họ lợi thế là người đi trước. Cùng nhau tích luỹ kiến thức về quản trị kinh doanh và quản lý chung, cả hai bắt đầu viết nhanh một kế hoạch kinh doanh và xây dựng ứng dụng với số tiền thưởng mà họ giành được từ cuộc thi tại trường.
Sau những đêm mất ngủ và những lần suy nghĩ căng thẳng, Anthony và Tan đã triển khai Grab Taxi vào năm 2012 tại Malaysia – chỉ một năm trước khi Uber ra mắt dịch vụ gọi xe tại Singapore và hai năm sau đó là GoJek ra đời tại Indonesia.

Giống bất kỳ quốc gia phát triển và đang phát triển nào, dịch vụ gọi xe đã trở thành ứng dụng hàng ngày ở khu vực Đông Nam Á. Nền kinh tế số của khu vực được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ số người dùng Interner lớn và không ngừng phát triển. Trong báo cáo năm 2018 của Google & Temasek cho thấy nền kinh tế số tại Đông Nam Á đạt 72 tỷ USD. Và dẫn đầu các lĩnh vực du lịch trực tuyến, thương mại điện tử, truyền thông trực tuyến và gọi xe.
Bước nhảy vọt đến năm 2019
Trong vòng 7 năm, Grab đã đưa dịch vụ gọi xe dựa trên thiết bị di động của mình phát triển theo cấp số nhân tại 8 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Thời điểm quan trọng đối với Grab đến vào năm 2018, khi hãng mua lại toàn bộ dịch vụ đặt xe của Uber tại khu vực.
Lợi thế của người tiên phong không chỉ duy trì vị trí dẫn dầu mà còn là liên tục đổi mới và cải tiến. Mô hình làm cho mọi thứ dễ dàng hơn và có giá cả phải chăng với người tiêu dùng.

Trong khi đó, Grab được tờ Entrepreneur gọi là Decacorn – siêu kỳ lân có mức định giá trên 10 tỷ USD – sau thương vụ mua lại Uber. Công ty có mức định giá 14 tỷ USD sau khi gọi vốn 1,46 tỷ USD ở series H từ Vision Fund của SoftBank vào tháng 3/2019.
Với Grab, người dùng có thể vuốt trên smartphone và thuê bất cứ thứ gì được vận hành trên bánh xe. Hãng này đã giới thiệu hơn 10 dịch vụ gọi xe gồm: Taxi, ôtô riêng, dịch vụ đi xe chung, chia sẻ xe đạp, dịch vụ đưa đón, xe máy. Grab có hơn 2,8 triệu tài xế, xử lý hơn 6 triệu đơn đặt hàng mỗi ngày. Trên thực tế, Grab đang tiến tới việc cung cấp mọi thứ cho ngươi dùng trong lĩnh vực tiêu dùng.
Được giới thiệu là mô hình siêu ứng dụng, Grab lấn sân sang nhiều dịch vụ tiêu dùng như đặt phòng, nền tảng video theo yêu cầu, mua vé, đặt đồ ăn, mua sắm tạp hoá, bên cạnh đó là cung cấp các dịch vụ tài chính. Mô hình này được cho là được tiên phong bởi gã khổng lồ Alibaba của Trung Quốc với Alipay và sau đó là WeChat của Tencent.
Hiện tại, Grab là một trong những công ty hàng đầu trong mô hình siêu ứng dụng này. Công ty này có doanh thu hơn 1 tỷ USD trong năm 2018. Vào tháng 1.2016, Grab Taxi đã đổi thương hiệu thành Grab, với sự khẳng định từ các nhà sáng lập rằng: Việc đổi tên phản ánh tất cả ngành mà hãng này hoạt động. Đây là những ngành mà Grab “dấn thân” hoạt động.
Fintech
Là mộ phần của hoạt động cung cấp tài chính, Grab ra mắt dịch vụ thanh toán di động thông qua QR-code – Grab Pay – vào tháng 1.2016. Dịch vụ này hiện có sẵn ở 6 quốc giá Đông Nam Á gồm: Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam (Ví Moca). Dịch vụ thanh toán này ngoài việc chấp nhận thanh toán cho các chuyến Grab, còn được sử dụng cho thanh toán khi mua hàng, đặt đồ ăn hay chuyển khoản.
Grab cũng lấn sân sang lĩnh vực bảo hiểm và cung cấp các khoản vay trong chiến lược “Grow with Grab”. Công ty hiện cung cấp các khoản vay cho SMEs và bảo hiểm cho người lái xe ở Singapore. Grab tuyên bố xây dựng một mạng lưới nhà cung cấp hơn 60.000 người bán. Thị trường bảo hiểm tại Đông Nam Á trị giá 100 tỷ USD. GrabPay cũng cho phép người tiêu dùng thanh toán trực tuyến khi mua hàng trên các nền tảng TMĐT.
Cuối cùng, GrabPay mở rộng các dịch vụ tài chính theo hướng “Pay Later” – trả sau và trả góp tại Singapore. Dịch vụ này cho phép khách hàng thanh toán các dịch vụ của Grab vào cuối tháng mà không phát sinh thêm phí nào.
Dùng bữa với Grab
Grab chính thức ra mắt mảng kinh doanh giao đồ ăn GrabFood vào 5.2018, như một phần trong chiến lược trở thành siêu ứng dụng. Công ty đặt mục tiêu chiếm được vị trí thống lĩnh thị trường giao đồ ăn ở Đông Nam Á, dự kiến tăng trưởng 6 lần trị giá 13 tỷ USD vào năm 2022. Nhà sáng lập Grab có cơ sở để phát triển mảng giao đồ ăn theo cấp số nhân sau khi tiếp quản các hoạt động của UberEats tại Đông Nam Á.

GrabFood hiện có mặt trên 200 thành phố ở 6 quốc gia Đông Nam Á, đồng thời cho phép dùng GrabPay để thanh toán. Các đối tác tài xế Grab tăng gấp đôi thu nhập khi GrabFood bắt đầu vận hành. Một trong những điều hành cấp cao của Grab tuyên bố doanh thu của GrabFood tăng 45 lần trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 12.2018.
Mua hàng tạp hoá với Grab
Thành công của Grab trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm càng đậm nét với dịch vụ giao hàng tạp hoá GrabFresh, ra mắt vào 7.2018. Công ty phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ giao hàng tạp hoá ở Đông Nam Á, đặt trụ sở tại Indonesisa – Happy Fresh. Tương tự giao đồ ăn, đối tác tài xế của Grab có thể nhận cuốc giao hàng tạp hoá khi không có chuyến chở khách. Thông qua GrabFresh, người tiêu dùng có thể chọn mua nhiều mặt hàng. Tại buổi ra mắt, công ty công bố cung cấp hơn 20.000 mặt hàng tạp hoá trên ứng dụng.
Grab còn nhiều điều khác nữa
Vào tháng 4.2019, Grab bổ sung 4 lĩnh vực mới gồm: Đặt phòng khách sạn, phát video theo yêu cầu, mua vé và lên kế hoạch chuyến đi vào ứng dụng tại Singapore. Công ty triển khai những dịch vụ này cho tất cả người dùng của siêu ứng dụng vào 6.2019. Công ty đã hợp tác với nền tảng khách sạn và OTA (Online travel agent – đại lý du lịch trực tuyến), Agoda, Booking.com, và HOOQ – nền tảng streaming video của Singapore, BookMyshow – nền tảng tại Ấn Độ, cho sáng kiến này của họ.
Cuộc chiến siêu ứng dụng giữa Grab và Gojek
Có một điều thú vị là cả Grab và Gojek là những đối thủ cạnh tranh khốc liệt trong khu vực Đông Nam Á và nhà sáng lập của họ có mối liên hệ từ trước từ những ngày ở Harvard. Được sáng lập bởi Kevin Aluwi, Michaelangelo Moran và Nadiem Makarim vào năm 2010, nhà cung cấp dịch vụ logistics và gọi xe của Indonesia – GoJek – cung cấp hơn 18 dịch vụ trên app.
Trong nỗ lực trở thành siêu ứng dụng, tương tự Grab, GoJek bắt đầu với dịch vụ gọi xe máy thông qua smartphone, và hiện giờ phát triển các dịch vụ foodtech, fintech, đến dịch vụ giao hàng đến tận nhà (Hyperlocal). Theo Techcrunch, mức định giá của GoJek khoảng 10 tỷ USD.
Từ khi Grab mua lại hoạt động của Uber ở Đông Nam Á, công ty này và GoJek cạnh tranh khốc liệt trong cuộc chiến giành ngôi vương siêu ứng dụng tại khu vực. Trong nhiều năm, Grab và GoJek gần như vắng bóng ở lĩnh vực ngành hàng tiêu dùng, trong khi âm thầm chuẩn bị kế hoạch đưa mọi thứ lên ứng dụng – hiện thực hoá nền tảng One – stop platform.