Năm 1918, dịch cúm tàn phá thế giới, trường học phải đóng cửa, nơi công cộng bị cấm tụ tập đông người, người không mặc đồ bảo hộ bị phạt tiền. Quá khứ đang lặp lại với dịch Covid-19.
Tuy nhiên, con người hiện đại đã có cuộc sống không chật vật, khủng hoảng như những năm đầu thế kỷ 20. Bởi, bạn không cần ra khỏi nhà vẫn có thể “đi chợ”, giao dịch ngân hàng, trò chuyện với bạn bè,… thông qua các phương tiện kỹ thuật số. Ngay cả những hoạt động xã hội offline truyền thống như họp hành, học tập, hát karaoke, xem phim với bạn bè… đều có các hình thức và công cụ online tương ứng.
Mang đến những điều tất yếu
Mọi người đa dễ dàng thích nghi với lối sống đang thay đổi này. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp không thể phớt lờ việc chuyển đổi số thêm nữa. Những gì đã từng là điều tốt đẹp, cấp tiến như chuyển đổi số, chiếc lược đa kênh – giờ đây trở thành tất yếu.
TMĐT đi đầu trong quá trình phát triển này, với nhiều nền tảng tại Đông Nam Á đóng vai trò là ngôi nhà của hệ sinh thái bán lẻ kỹ thuật số.
Phong tỏa, giãn cách xã hội khiến người tiêu dùng ngày càng phụ thuộc vào các phương tiện kỹ thuật số. Họ lên mạng để mua những mặt hàng thiết yếu, đồng thời, đẩy mạnh thanh toán không tiếp xúc, thanh toán trực tuyến để hoàn tất giao dịch.
Theo Shopee, sự thanh đổi lối sống trên diện rộng là không thể tránh khỏi. “Covid-19 đẩy nhanh tiến độ số hóa. Đó là sự thay đổi rộng rãi, sâu sắc và theo tôi là không thể đảo ngược”, Zhou Junjie – CEO Shopee cho biết.

Ý kiến này khá tương đồng với nghiên cứu của Bain & Company và Facebook, 80% người tiêu dùng trong khu vực tiếp tục mua hàng tạp hóa và các mặt hàng thiết yếu khác trên kênh online ngay cả khi đại dịch kết thúc.
Điều đó cho thấy, khi sự dịch chuyển này là không thể tránh khỏi, tốc độ của nó khiến nhiều người bán mất cảnh giác. Các doanh nghiệp truyền thống đang bắt đầu dịch chuyển sang môi trường trực tuyến. Người bán đang vật lộn với sự tăng tốc của số hóa trong khi học cách thúc đẩy tính bền vững các hoạt động trực tuyến của họ.
Mở rộng hỗ trợ SMEs
Trong vài tháng qua, Shopee đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các thị trường trọng điểm. Từ lợi ích tài chính đến kỹ năng thực tế, công ty cung cấp và hỗ trợ tận tình để khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ chuyển đổi trực tuyến, đồng thời, sử dụng nền tảng của Shopee.
Cam kết của chúng tôi bao gồm loạt sáng kiến giải quyết 3 lĩnh vực hỗ trợ tài chính, giáo dục và các nguồn lực bổ sung cho doanh nghiệp mới tham gia vào thương mại điện tử”.
Ở Singapore, việc hỗ trợ tài chính được thực hiện dưới dạng Gói tăng cường TMĐT. Được thành lập dưới sự hợp tác Enterprise Singapore và các công ty TMĐT, gói này cung cấp các lợi ích bao gồm giảm giá quảng cáo, giao hàng miễn phí và nhiều quyền lợi khác.
Một cửa hàng bánh kẹo, bỏng ngô tại địa phương tham gia Shopee từ gói hỗ trợ trên, tham gia chương trình ươm tạo của nền tảng. Zhou nói: “Công ty không có sự hiện diện trực tuyến trước dịch Covid-19. Thế nhưng, hiện giờ 80% doanh số của cửa hàng đến từ nền tảng của chúng tôi. Việc chuyển sang kỹ thuật số giúp chính cửa hàng này vượt qua khủng hoảng”.
Tương tự, ở Indonesia, chương trình Covid-19 100M Support cung cấp viện trợ dưới hình thức hỗ trợ vốn, cho vay quảng cáo, và giảm các chi phí khác. Ở cấp khu vực, Shoppe tung ra Gói Hỗ trợ người bán. Cùng với việc hỗ trợ tài chính, chương trình cung cấp khóa đào tạo và hỗ trợ người bán mới bắt đầu hành trình TMĐT của họ.
Những tay chơi TMĐT nhìn thấy sự hỗ trợ, các ưu đãi mà họ dành cho người bán là nỗ lực lâu dài. Zhou cho biết: “Ngoài các sáng kiến nói trên, chúng tôi liên tục cung cấp các nguồn lực cho doanh nghiệp thông qua Shopee University. Cụ thể, chúng tôi cung cấp các khóa học trực tuyến, hội thảo trên wbsite, hướng dẫn quản lý tài chính, quảng cáo, phát trực tiếp, hậu cần…”.
Thích ứng với “đấu trường trực tuyến”
Nói đến các buổi livestream, người mua hàng trông đợi nhiều hơn vào các trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Họ không chỉ thêm sản phẩm vào giỏ hàng, thanh toán và thoát khỏi website. Các nền tảng TMĐT tạo ra tương tác, trải nghiệm xã hội và sự kết nối ngày càng tăng để nỗ lực giữ chân khách hàng ở lại website của họ lâu hơn. Các trò chơi và sự kiện trực tuyến nhanh chóng trở thành hoạt động quan trọng trong việc mua sắm trực tuyến.
Vì vậy, Shopee nhận thấy sự tương tác xã hội tăng lên trong vài tháng qua ở khách hàng mọi lứa tuổi. Thị trường như Singapore, Malaysia đã tăng trưởng 200% số giờ phát trực tuyến kể từ tháng 2 cho biên độ người dùng từ 18 đến 50 tuổi.

Cùng với sự phát triển này, người mới tham gia bán hàng trực tuyến cần biết các quy tắc mới trong việc thu hút sự quan tâm của khách hàng. Để hỗ trợ người bán mới, Shopee cũng đề xuất chuỗi lớp học Seller Masterclass, được thực hiện bởi những người bán hàng hàng đầu, có lượng người theo sõi lớn các buổi livestream.
“Khi livestream trở thành một cách phổ biến cho các thương hiệu và người bán kết nối với người dùng trực tuyến, sáng kiến này đóng vai trò như một nền tảng để chia sẻ kiến thức giữa cộng đồng người bán”, Zhou chia sẻ.
Thực tế mới
Trong khi các quốc gia Đông Nam Á đang dần nới lỏng các biện pháp giãn cách, Shopee tin rằng những thay đổi diễn ra giữa người tiêu dùng và các doanh nghiệp vẫn tiếp tục thay đổi.
“Các nền tảng TMĐT hay các dịch vụ kỹ thuật số khác đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho các doanh nghiệp phát triển và đủ sức đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng. Điều này chứng minh sự phát triển và trưởng thành của các giải pháp lỹ thuật số những năm gần đây và vị trí lâu dài của chúng trong hệ sinh thái thương mại hiện đại”, người đứng đầu Shopee chia sẻ.
Đã đến lúc các công ty kiểm tra và đánh giá xem liệu họ đã chuẩn bị đủ tốt cho cuộc khủng hoảng tiếp theo chưa. Theo thời gian, các doanh nghiệp sẽ cần liên tục kiểm tra sự mạnh mẽ, bền vững của chuỗi cung ứng và cách thức hiện diện, hiển thị trên nhiều kênh.
Họ cũng cần phải sáng tạo và cởi mở để khám phá những cách thức tương tác mới của khách hàng, tìm cách duy trì nhận thức về thương hiệu lâu dài. Tiếp theo, Covid-19 là chất xúc tác quan trọng để phổ cập kiến thức kỹ thuật số cho người dùng, doanh nghiệp, từ đó trở thành chìa khóa để mọi tầng lớp người dùng đều tham gia dần vào nền kinh tế kỹ thuật số.
“Chúng tôi thấy trước mắt rằng các doanh nghiệp sẽ ngày càng nhận ra trả nghiệm khách hàng đa kênh không còn là một ưu điểm. Thay vào đó, đấy là yếu tố phải có. Khách hàng cũng mong đợi chất lượng trải nghiệm tốt như nhau dù mua trực tuyến hay ngoại tuyến. Và một vài điều trong những yếu tố này đã được thúc đẩy bởi Covid-19”, đại diện Shopee phân tích.
Bài viết gốc tại Tech in Asia.