Ở Hong Kong, những chiếc dù không chỉ để che mưa nắng. Chúng đã trở thành công cụ để biểu lộ, đấu tranh cho quyền riêng tư hay tự vệ. Và điều đó biến những chiếc dù trở thành một trong những nhân vật chính ở các cuộc biểu tình phản đối chính phủ làm rung chuyển Hương Cảng suốt 3 tháng qua.
Sự hiện diện của những chiếc dù đã trở thành biểu tượng cho sự phản kháng của người Hong Kong kể từ 2014, vẫn được biết đến với tên Umbrella Movement – Phong trào Dù Vàng.
Giờ đây, cảnh sát Hong Kong đã dán nhãn “vũ khí” cho những chiếc dù và các trang thương mại điện tử Trung Quốc như Taobao và AliExpress từ chối bán sản phẩm này cho người Hong Kong.
“Tôi đã cố gắng mua những chiếc dù nhưng vô vọng. Tôi không thể bỏ chúng vào giỏ hàng nếu nơi nhận là Hong Kong”, Kelvin Yeung, 22 tuổi, sinh viên từng tham gia cuộc diễu hành mùa hè năm nay nói với Bloomberg.
Hơn 100 ngày qua, những chiếc dù ở Hong Kong đã kể câu chuyện rất khác về vai trò, sự hiện diện của mình tại Hương Cảng, không phải chỉ để che mưa hay nắng. Đây là một vài chia sẻ của người biểu tình về câu chuyện của những chiếc dù và những gì họ đã trải qua vào những ngày quê hương dậy sóng. Nhiều người trong số họ từ chối cung cấp tên đầy đủ vì e ngại bị trừng phạt. Và không ai cho chụp ảnh.
Bài viết được lược dịch từ Bloomberg.
Biểu tượng của sự phản kháng
“Những chiếc dù đã là biểu tượng kể từ phong trào Dù Vàng 2014 và chúng tôi sử dụng nó để tự vệ. Nhưng nó cũng cho chúng tôi sức mạnh. Chúng tôi đứng ở phía sau nhưng chúng tôi có thể tặng nó cho tiền tuyến, truyền sức mạnh cho họ”, Elsa Cha, 30 tuổi, nhân viên tiếp thị cho biết.
“Chiếc dù rất hữu dụng trong những cuộc biểu tình, giúp bảo vệ những người phía sau bạn. Và tất nhiên, đó là một biểu tượng”, K, 24 tuổi chia sẻ.

Người biểu tình bên cạnh biểu ngữ “Không có người bạo loạn, chỉ có kẻ chuyên chế”, gần Viện Lập pháp (Legislative Council), vào ngày 1/7. Người biểu tình bên cạnh biểu ngữ “Không có người bạo loạn, chỉ có kẻ chuyên chế”, gần Viện Lập pháp (Legislative Council), vào ngày 1/7. Bức tượng “Lady Liberty Hong Kong”, nữ thần tự do của Hong Kong – biểu tượng của phong trào dân chủ, tay đang cầm chiếc dù. Tượng đặt tại công viên Chater Garden.
Một hình thức ngụy trang
“Nó giúp che mặt của chúng tôi, bởi có rất nhiều người chụp ảnh chúng tôi gửi cho Đảng Cộng sản. Vì vậy, những chiếc dù bảo vệ sự riêng tư cho chúng tôi. Có nhiều camera bên ngoài trụ sở cảnh sát, vì vậy, chúng tôi không muốn lộ danh tính”, Elsa Chan nói.
“Có một số máy ảnh được thiết lập để chụp ảnh, và chúng tôi sợ một số trong số đó là gián điệp. Hay một số người thuộc các phe đối lập muốn biết chúng tôi là ai. Nếu lộ diện, chúng tôi có thể bị bắt, bởi trên lý thuyết, cuộc diễu hành này là bất hợp pháp”, Aidon, 18 tuổi, sinh viên đại học cho biết.
Một người biểu tình dùng băng keo che camera an nình vào 4/8. Photographer: Miguel Candela/SOPA Images/LightRocket via Getty Images Một người biểu tình dùng những chiếc ô che camera bên ngoài đồn cảnh sát, 21/6. Photographer: Vernon Yuen/NurPhoto via Getty
Tấm khiên trước cảnh sát
“Khi cảnh sát xuất hiện, người biểu tình sử dụng những chiếc ô để tránh bình xịt hơi cay, đạn cao su từ cảnh sát. Những chiếc dù bảo vệ chúng tôi, hạn chế bị thương”, Aidon nói.
“Chúng tôi không đánh nhau với cảnh sát nhưng họ không ngừng ném hơi cay, nhả đạn cao su vào chúng tôi. Chúng tôi không có gì để che chắn cho mình”, Alvin, 20 tuổi, sinh viên đại học nói.
Người biểu tình tại Harcourt Road Hong Kong, ngày 1/7. Photographer: Justin Chin/Bloomberg. Người biểu tình tự bảo vệ mình bằng các dụng cụ bảo hộ, chống lại hơi cay ở Yuen Long, ngày 27/7. Photographer: Kyle Lam/Bloomberg. Người biểu tình cầm ô và khiên chống lại hơi cay ở Yuen Long, ngày 27/7. Cảnh sát phun hơi cay vào người biểu tình gần Viện Lập pháp Legislative Council, 12/6. Photographer: Justin Chin/Bloomberg. Một người biểu tình gạt đi ống đựng hơi cay trong cuộc biểu tình ở Sheung Wan, 21/7. Photographer: Justin Chin/Bloomberg Những chiếc dù khóa cửa tòa nhà Legislative Council, 1/7. Photographer: Justin Chin/Bloomberg
Một vũ khí tự vệ
“Cảnh sát gọi nó là vũ khí, nhưng tôi không nghĩ vậy. Nó chỉ là một chiếc dù. Và khác với cảnh sát, họ mặc giáp cả người. Bạn không thể đọ sức với họ”, Kelvin Yeung, 22 tuổi.
“Tôi không muốn dùng hành động bạo lực để chống lại cảnh sát nhưng đôi khi nó cần thiết để bảo vệ mình không bị bắt giữ”, Aidon, 18 tuổi.
“Nếu bạn so sánh những chiếc dù với vũ khí mà người khác đang dùng để tấn công chúng tôi, chiếc dù quá nhỏ bé và yếu ớt. Thật ra, dù rất dễ hỏng, và chúng tôi chỉ dùng nó để bảo vệ chính mình”, Wong, 30 tuổi.
. Người biểu tình đập vỡ cửa sổ ở MTR Tung Chung, 1/9. Photographer: Paul Yeung/Bloomberg Một sĩ quan cảnh sát xịt hơi cay vào người biểu tình, 13/7. Photographer: Kyle Lam/Bloomberg Một đặc cảnh bắt giữ người biểu tình ở Mong Kok, ⅜. Photographer: Justin Chin/Bloomberg