Trí tuệ nhân tạo sẽ số hóa toàn bộ cuộc sống con người, mang lại thế giới rộng mở hơn và cũng tù túng hơn

Trí tuệ nhân tạo đang được tích hợp mạnh mẽ vào các sản phẩm công nghệ tác động sâu sắc đến cuộc sống. Đời sống của con người hiện đại trở nên thuận tiện, nhanh chóng, và thông minh hơn nhờ AI tích hợp vào trợ lý ảo, điện thoại, Facebook, nhà thông minh, flatform mua sắm,…

Cuộc sống tiện lợi hơn, thông minh hơn

Theo đó, người dùng có thể mở máy lạnh, đặt lệnh nấu cơm, khởi chạy bản nhạc yêu thích ngay khi còn trên đường về nhà. Hay, khi lướt Facebook, người dùng có thể nhanh chóng thấy được tài khoản của những đồng nghiệp tại công ty, nhận được đề xuất kết bạn với một người bạn cũ, đồng hương, đồng môn… Khi mua sắm trên internet, bạn nhanh chóng tìm thấy những món hàng có mức giá tương ứng với thu nhập, những thương hiệu bạn yêu thích… Mọi việc trở nên thuận lợi, đúng nhu cầu, đúng sở thích.

AI được tích hợp vào các thiết bị thông minh bạn sử dụng, vào ứng dụng di động… sẽ thu thập, phân tích, và đưa ra những đề xuất phù hợp nhất với từng cá nhân người dùng. Từ đó, người dùng vào năm 2019 sẽ luôn nhận được đề xuất hành trình tốt nhất nhất từ Google Maps hay các ứng dụng chỉ đường khác. “Tốt nhất” ở đây không chỉ là con đường ngắn nhất, ít kẹt xe nhất. Đó có thể là lộ trình yêu thích nhất của người dùng.

Ví dụ, cũng đi từ Quận 10 về Quận 1 TP.HCM, một người dùng sẽ nhận được đề xuất tuyến đường lớn nhất, nhanh nhất trong khi đó một người dùng khác sẽ được hướng dẫn đi theo đường ven bờ kè – lộ trình có vẻ thơ mộng hơn, phù hợp với tính cách của họ hơn.

AI sau 10 năm nữa sẽ ra sao? Hẳn AI sẽ có nhiều bước tiến vượt bậc, số hóa mọi hoạt động trong ngày của người dùng. Buổi sáng, bạn sẽ bắt đầu bằng việc được đánh thức bằng bản nhạc chuông theo tâm trạng, phù hợp với ngày đầu tuần hoặc cuối tuần. Bạn sẽ dùng chiếc bàn chải đánh răng tích hợp AI, tự động thăm khám những vấn đề răng miệng, gửi các chỉ số, báo cáo về smartphone và hồ sơ y tế của bạn. Tương tự như thế, các báo cáo về sức khỏe sẽ được các vật dụng tích hợp AI thu thập và tổng hợp.

Bạn sẽ ra khỏi nhà mà không cần tắt máy lạnh, Tivi trong nhà. Bạn sẽ lên một chiếc xe tự lái, radio tự dò đến kênh tin tức xã hội, thời sự, giải trí phù hợp với nhu cầu của bạn. Đến văn phòng, máy tính sẽ tự khởi động, mở các chương trình làm việc cố định, và đề xuất lịch làm việc hợp lý cho bạn. Tin nhắn đến muộn sẽ tự động gửi đến đối tác, bạn bè nếu bạn chưa kịp đến nơi hẹn đúng giờ. Thực đơn sẽ được trợ lý ảo đề xuất, tính toán lượng calories thích hợp….

Khi đọc tin tức về mảng nội dung nào, các sản phẩm, dịch vụ tương ứng sẽ được đề xuất ngay sau đó, giúp bạn tiện lợi trong cuộc sống. Một cuộc sống gần như hoàn hảo, thông minh, hiện đại nhờ AI.  Bạn sẽ chẳng cần một tấm vé nào để đi xem phim, xem đại nhạc hội. Mọi thứ được xử lý bởi công nghệ nhận diện khuôn mặt, hay tích hợp mọi thông tin vào chiếc điện thoại của bạn.

Sẽ có một sự kết nối giữa trí thông minh sinh học (trí não, ý thức của con người) và trí thông minh điện tử (AI). Đó là nhận định của Elon Musk. Nghĩa là, bạn chỉ cần gợn suy nghĩ, thế giới đã có AI lo.


Sẽ có một sự kết nối giữa trí thông minh sinh học
và trí thông minh điện tử


Tuy nhiên, đó cũng là cuộc sống tù túng

AI tác động vào mọi mặt đời sống. Nghĩa là, bạn sẽ luôn chỉ thấy điều bạn muốn, gặp những người bạn mà bạn yêu thích, đọc những thông tin bạn vẫn hay đọc. Con người có thể rơi vào chiếc bẫy của chính mình, thế giới nhỏ bé của chính mình mà không thể tìm thấy những giới hạn mới, trí thức mới, góc nhìn mới.

Bạn sẽ có thể trở thành một đối tượng khai thác nghiên cứu, tiếp thị của tất cả các nhãn hàng, thay vì thật sự được chọn lựa một điều gì mới mẻ.

AI phục vụ bạn, nhưng AI đến một lúc có thể điều khiển các quyết định của bạn. Một cuộc sống hoàn hảo, ít đi những sai lầm, những “chệch choạc” cần có của dấu vết con người, sẽ khiến cộng đồng dù kết nối nhiều hơn nhưng ít cảm xúc hơn, thiếu chặt chẽ hơn.

Khi bạn gặp một người định tìm hiểu, hẹn hò, một ứng dụng nào đó sẽ báo độ “match” – hòa hợp của hai người như thế nào. Cỗ máy nào đó có thể tính toán chi tiết, hai người dùng match trong ăn uống bao nhiêu phần trăm, hòa hợp về xu hướng tình dục không, và cả những sở thích khác nữa. Những con số lạnh lùng sẽ giúp hạn chế rủi ro, thất bại, sai lầm và cả cảm xúc.

Cuối cùng, câu hỏi đặt ra là con người có cần AI đến vậy, và con người cần phải thông minh đến đâu để kiểm soát trí thông minh do chính mình tạo ra? Việc mải miết tạo ra công nghệ mới sẽ khiến con người mất kiểm soát với chính những điều đó, trở thành nô lệ cho những cỗ máy, thuật toán.

Stephen Hawking đã cảnh báo vào năm 2016: “Bên cạnh những lợi ích, AI cũng mang lại cả mối nguy, như các hệ thống vũ khí tự hành mạnh mẽ hoặc phương thức mới để đàn áp con người”. Đồng thời, Elon Musk cũng khẳng định: “Chúng ta sẽ sớm phải đối đầu với cuộc tấn công do AI gây ra”.

Nếu không học được cách kiểm soát và vận dụng AI hợp lý vào đời sống, những hiểm họa AI mang đến cũng lớn như lợi ích của nó đối với loài người.


Gửi bình luận

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.